Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng cho nhà bếp chi tiết trong năm 2023

Đăng lúc 10/05/2023 12:02

Bạn là cá nhân, tổ chức? Bạn đang muốn nhập khẩu đồ gia dụng cho nhà bếp? Nhưng bạn không biết thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng như thế nào? Quy định và chính sách cần tuân thủ ra sao? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cần thực hiện khi nhập khẩu thiết bị nhà bếp cho bạn.

Đồ gia dụng nhà bếp là gì?

Đồ gia dụng nhà bếp là các vật dụng được sử dụng cho nhà bếp như dao, kéo, chảo, túi nilon, hộp đựng thực phẩm,... đều là hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 do bộ Y tế quản lý. Bởi đây là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi dùng trong nhà bếp.

Đồ gia dụng nhà bếp là gì?

Tuy nhiên, với các đồ gia dụng chạy bằng điện như máy say sinh tố, lò vi sóng, lò nướng,... lại không thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 do bộ Y tế quản lý. Do đó, khi nhập khẩu loại hàng này sẽ có khác biệt.

Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp có hai loại đó là: 

- Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như: Dao, kéo, chén,đũa,bát, tô,xoong nồi, đũa,thìa,...

- Thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bấp không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như: Kệ chén, kệ đựng lọ gia vị, găng tay,lót nồi,...

►►► Xem thêm: Các mẫu quạt điều hòa Trung Quốc trong năm 2023

Quy định và chính sách khi nhập khẩu đồ gia dụng sử dụng cho nhà bếp

Quy định và chính sách khi nhập khẩu đồ gia dụng sử dụng cho nhà bếp

Quy định khi nhập khẩu đồ gia dụng cho nhà bếp

Đối với các sản phẩm đồ gia dụng thuộc hàng hóa nhóm 2, khi nhập khẩu, cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng gồm:

  1. Kiểm tra an toàn thực phẩm hay kiểm nghiệm thực tế sản phản phẩm về mức độ an toàn thực phẩm.
  2. Tiến hành công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  3. Kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm. 
  4. Nộp kết quả kiểm tra chất lượng về Chi cục hải quan, thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu, mở tờ khai hải quan.

Để tìm hiểu chi tiết về công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhóm 2 khi nhập khẩu, bạn có thể xem chi tiết Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định ề thi hành Luận an toàn thực phẩm.

Ngoài gia, khi nhập khẩu để chắc chắn đồ gia dụng nhập về thuộc nhóm hạng nào, bạn có thể đối chiếu mã HS. Theo đó, bạn có thể xem chi tiết tại Thông tư 05/2018/TT-BYT ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ Y tế.

Chính sách khi nhập khẩu đồ gia dụng cho nhà bếp

Thủ tục nhập nhập khẩu đồ dùng nhà bếp được tuân thủ theo các văn bản pháp luật sau đây: 

- Luật ATTP 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010

- QCVN 12-1:2011/BYT

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018

- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018

- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018

- Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/06/2018

- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

-Công văn 1267/TCHQ-GSQL ngày 09/03/2018

- Thông báo 1850/ATTP-VP ngày 12/08/2020

Theo những văn bản trên thì quý vị có thể thấy mặt hàng dụng cụ nhà bếp không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Thủ tục nhập khẩu dụng cụ nhà bếp sẽ tiến hành bình thường như những mặt hàng khác.

Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp có hai loại: Thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng tiếp xúc thực phẩm và thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng không tiếp xúc thực phẩm.

►►► Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua khăn tắm Trung Quốc

Kiểm nghiệm thực tế sản phẩm về mức độ an toàn thực phẩm

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp, điều đầu tiên cần làm kiểm nghiệm thực tế mức độ an toàn thực phẩm của sản phẩm. Đây là bước quan trọng để bạn có thể công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo đó, khi kiểm nghiệm, kết quả kiểm nghiệm phải được công nhận bởi một số cơ quan như viện Dinh dưỡn, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, Quatest...

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm hàng hóa sẽ được tiến hành khi bạn nhập khẩu lô hàng về nước. Cụ thể, trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu đồ gia dụng, bạn phải làm đơn xin mang hàng về bảo quản để lấy mẫu. Sau khi lấy mẫu và kiểm nghệm, phiếu kết quả sẽ được trả cho người nhập khẩu.

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Khi có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, bạn sẽ chuyển sang bước tự công bố phù hợp theo quy định an toàn thực phẩm. Theo đó, tại Điều 5 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ đã quy định chi tiết như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

- Bản tự động công bố sản phẩm thảo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.

( Lưu ý: Phiếu kết quả kiểm nghiệm phải đảm bảo trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Tiến hành tự công bố hợp quy định an toàn thực phẩm theo trình tự sau:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại chủ sở của tổ chức, cá nhân và nộp một bản qua đường bưu điện hoặc trược tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thanh phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

- Bước 2: Ngay sau khi công bố sản phẩm tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

- Bước 3: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải lên tổ chức cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức, cá nhan có từ 2 cơ sở sản xuất trở nên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do cá nhân, tổ chức lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng cho nhà bếp

Sau khi tiến hành đầy đủ các bước kiểm nghiệm, tự công bố hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng hàng hóa, bạn phải chuẩn bị hồ sơ hải quan để thực hiện các bước tiếp theo.

Thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng cho nhà bếp

Đối với thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng dùng cho nhà bếp, bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm có:

- Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao

- Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc

- Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc

- Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)

- Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc

- Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm (Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc

- Bản tự công bố bà phiếu thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước.

- Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)

Hồ sơ hải quan sau khi chuẩn bị xong, bạn tiến hành khai và nộp tờ khai hải quan, nhận kết quả phân luồng tờ khai. Với tờ khai hợp lệ (luồng xanh) hàng sẽ được thông quan sau khi người nhập khẩu nộp thuế theo quy định. Với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ phải thực hiện các bước kiểm tra tờ khai, hàng hóa theo hướng dẫn của cơ quan hải quan.

►►► Xem thêm: Dịch vụ Order Taobao - Đặt hàng, vận chuyển hàng Taobao về Việt Nam

Bài viết này của Order Chính Ngạch đã cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng sử dụng cho nhà bếp. Để được hướng dẫn và tư vấn chính xác về thủ tục nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0379 379 361

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo phù hợp với hàng hóa thuộc danh mục hàng nhóm 2. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của văn bản hiện hành. Do đó, để được hỗ trợ về thủ tục nhập khẩu chi tiết, bạn có thể liên hệ với Order Chính Ngạch để được tư vấn.