Thuế nhập khẩu là gì? Người nộp thuế là ai? Căn cứ tính thuế như thế nào?

Đăng lúc 27/04/2023 09:17

Thuế nhập khẩu là loại thuế quan vốn đã quen thuộc với nhiếu người. Tuy nhiên, để hiểu rõ về vấn đề này thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt những người ít tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu thì họ không hiểu gì về thuế nhập khẩu là gì? Người nộp thuế là ai? Và căn cứ tính thuế như thế nào? Do đó, giúp bạn nắm được thông tin cơ bản về loại thuế này, Order Chính Ngạch sẽ chia sẻ thật chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thuế nhập khẩu (Thuế NK) là gì?

Thuế nhập khẩu là sắc thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa trong quan hệ thương mại quốc tế. Cụ thể, đay là loại thuế thu với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu với mục đích tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

Thuế nhập khẩu

Theo từ điển kinh tế học ( Anh - Việt) giải thích: "Thuế nhập khẩu (import duty), là khoảng thuế mà Chính Phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế NK được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khác với sự cạnh tranh của nước ngoài"

Còn theo Wikipedia ( Bách khoa toàn thư mở) thì "Thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu". Theo đó, khi phương tiện nhập khẩu là máy bay, oto, tàu biển,... Vận chuyển hàng đến cửa khẩu biên giới, cảng hàng không quốc tế,... Thì cán bộ Hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và tính thuế nhập khẩu phải nộp theo công thức đã được quy đinh.

Loại thế này phải nộp trước khi hàng hóa thông quan để người nhập khẩu có thế đưa hàng hóa lưu thông vào thị trường nội địa. Trong trường hợp, hàng hóa được nhập khẩu được áp dụng chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế thì sẽ được quy định riêng về tính thuế.

Đặc điểm và mục đích của thuế NK hàng hóa

Thông thường, loại thuế này sẽ có những đặc điểm và mục đích thu cụ thể như sau: 

Đặc điểm

- Về bản chât, đây là loại thuế gián thu, chỉ mang rính chất tương đối và được thu với những hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định.

- Là loại thuế gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại (ngoại thương) của một quốc gia. Do đó, khi thu loại thế này vừa góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa thể hiện được chủ trương, chính sách đối ngoại của nhà nước từng thời kỳ.

- Loại thế này chỉ do cơ quan Hải quan quản lý trực tiếp thu.

Mục đích

Theo Wikipedia thì thuế NK được thu với mục đích chủ yếu là tăng thu cho ngân sách. Tuy nhiên, loại thuế này cũng có thế được thu với nhiều mục đích khác như:

- Hạn chế nhập khẩu bằng cách khiến sản phẩm về có giá trị đặt hơn mặt hàng trong nước. Nhờ đó, tình trạng thậm thụt trong cán cân thương mại được giảm đi đáng kể.

- Hạn chế hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu lên mức giá chung của thị trường.

- Bảo hộ cho lĩnh vực sản xuất "then chốt" trong nước. Đồng thời cũng bảo vệ cho ngành công nghiệp non trẻ đẻ có thể đứng vững trên thị trường.

- Không khuyến nhập khẩu các loại hàng xa xỉ phẩm đi ngược lại với truyền thống văn hóa của dân tộc,...

Các quy định về thuế NK hiện nay như thế nào?

Tương tự như thế xuất khẩu, thuế NK cũng được quy định cụ thể như các văn bản luật do co quan thẩm quyền ban hành. Cụ thể để tìm hiểu chi tiết về các quy định thế NK hiện nay. bạn có thể tìm đọc một số văn bản luật như:

Một số văn bản quy định thông tin liên quan đến thuế nhập khẩu

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 - Luật số 107/2016/QH13 được ban hành ngày 06/04/2016 bởi Quốc hội. 

- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 01/09/2016 bởi Chính phủ nhằm Quy định chi tiết một số điều và biện phám thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Nghị định số 122/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 01/09/2016 bởi Chính phủ nhằm quy định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

- Nghị định số 125/2017/ND-CP được ban hành ngày 16/11/2017 bởi Chính phủ nằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Và một văn bản hướng dẫn linh quan khác.

Các loại thuế nhập khẩu hàng hóa phổ biến 

Hiện nay, thế NK đang được phân ra thành nhiều loại căn cứ vào mội số tiêu chí nhất định. Cụ thê gồm có: 

- Căn cứ vào mục đích có 3 loại thế được thu để tái nguồn thu, loại thế được thu bảo hộ và loại thuế được thu để trừng phạt.

- Căn cứ vào phạm vi tác dụng có thể chia thành 2 loại thuế là thuế tự quản và thuế NK theo cam kết quốc tế. 

- Căn cứ vào cách thức đánh giá thuế được chia thành 4 loại thuế là thuế tuyệt đối, thuế theo tỷ lệ %, thuế hỗn hợp và thuế theo lượng thay thế.

Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế là ai?

Tại Điều 2 và Điều 3, Chương I của luật thuế xuất khẩu, thuế NK 2016 đã quy định chi tiết về đối tượng chịu thuế và người nộp thuế. Căn cứ vào đó, có thể liệt kê một số thông tin như sau:

Đối tượng và nười nộp thuế

Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thế khi nhập khẩu hàng gồm có: 

- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới của Việt Nam.

- Hàng hóa được nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Ngoài những đối tượng phải chịu thuế theo quy định thì cũng có những đối tượng không phải chịu thuế. Cụ thể tại khoản 4, Điều 2, Chương I luật thuế xuất khẩu, thuế NK 2016 đã nêu rõ:

- "Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này xang khu phi thuế quan khác;

- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu."

Người nộp thuế

Cũng tại Điều 3 của luật này đã quy định chi tiết về người nộp thuế như sau:

- Chủ hàng hóa nhập khẩu.

- Tổ chứng nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa.

- Những người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, có thể gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới của Việt Nam.

- Những người được người phải nộp thuế ủy quyền, bảo lãnh và tiến hành nộp thuế thay họ. Đó có thể là:

- Đại lý làm thủ tục hải quan được người nộp thuế ủy quyền để nộp thuế. 

- Công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, dịch vụ bưu chính được ủy quyền để nộp thuế thay người nộp thuế.

- Các tổ chứ tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người phải nộp thuế.

- Những người được chủ hàng ủy quyền nộp thuế hay trong trường hợp hàng hóa đó là quà biếu, quà tặng cá nhân, hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.

- Chi nhánh của doanh nghiệp đó tại quốc gia đó được nộp thuế thay.

- Những người được ủy quyền nộp thuế thay cho người phải nộp thuế theo quy định của pháp luật

- Những người tại biên giới tiến hành thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới, nhưng lại không sử dụng số hàng đó để sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước. Ngoài ra những thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu ở chợ biên giới sẽ phải nộp thuế theo quy định.

- Những người có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, không phải chịu thuế, nhưng sau đó lịa thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

- Và một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tính thuế nhập khẩu như thế nào?

Hiện nay, để giúp ca nhân, doanh nghiệp nắm được cách tính thuế nhập khẩu, tại Điều 5 và Điều 6, Chương II của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã nêu rõ một số căn cứ theo quy định. Dựa trên thông tin này, có thể chia thành 2 căn cứ chính như sau:

Căn cứ tính thuế áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

Số tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp sẽ phải xác định dựa vào giá trị tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng cụ thể tại thời điểm tính thuế.

Trong đó, thuế xuất của hàng hóa nhập khẩu gồm có 3 loại thuế xuất ưu đãi, thuế xuất ưu đãi đặc biệt, thuế xuất thông thường. Theo đó, thuế xuất nhập khẩu sẽ được áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể.

Để biết cụ thể về những trường hợp áp dụng từng loại thuế xuất, bạn có thể tham khảo tại Khoản 3, Điều 5, Chương II của Luật này.

» Công thức tính thuế NK theo tỷ lệ %:

Thuế NK = Giá trị tính thuế NK x Thuế xuất hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ tính thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp

1. Phương pháp tính thuế tuyệt đối 

- Đây là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu.

- Số tiền thuế phải nộp được tính theo phương pháp này được xác định đưa vào lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tính tại thời điểm tính thuế.

» Công thức tính thuế theo phương pháp tuyệt đối:

Thuế NK = Số lượng hàng hóa thực tế NK x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

2. Phương pháp tính thuế hỗn hợp

- Là việc áp dụng đồng thời hai phương pháp tính thuế là tính thuế theo tỷ lệ % và tính thuế tuyệt đối.

- Số tiền thuế được tính theo phương pháp này với hàng nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ % và tổng số tiền thuế theo tuyệt đối.

Các loại thuế khi nhập khẩu hàng hóa bạn cần nắm chắc

Khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường trong nước, bạn cần nắm chắc được thông tin về các loại thuế liên quan. Theo quy định hiện hành thì khi nhập khẩu hàng hóa, tùy vào loại hình và loại hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải nộp một số loại thế như:

Một số khoản thuế khi nhập khẩu hàng hóa bạn cần nắm chắc

- Thuế NK là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Việc thu loại thuế này nhằm mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào hoạt động trai đổi hàng hóa giữa các quốc gia.

- Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính trên khoảng giá trị tăng thêm của hàng hóa hay dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián được đánh vào một số loại hàng đặc biệt, thường là hàng mang tính chất xa xỉ do doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Việc thu loại phí này có mục đích chủ yếu là điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập của người dân và tăng nguồn thi cho ngân sách nhà nước.

- Thuế bảo vệ môi trường cũng là một trong những loại thuế gián thu đánh vào sản phẩm, hàng hóa mà khi sử dụng gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, túi nilon, mỡ nhờn,...

- Thuế tự vệ là loại thuế bổ sưng được thu với trường hợp nhập khẩu quá mức về Việt Nam gây thiệt hại, đe dọa đến ngành sản xuất trong nước hoặc có thể gây ra sự cản trở quá trình hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Thuế chống bán phá giá cũng là khoản thuế bổ sung đánh vào các loại hàng nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế được thu với mục đích chống việc bán phá giá và loại bỏ những tác động, thiệt hại do việc nhập hàng bán phá giá gây ra.

- Thuế chống trợ cấp là khoản thuế bổ sung được thu với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu về Việt Nam khi gây ra ảnh hưởng hoặc đe dọa đến ngành sản xuất trong nước.

Thuế nhập khẩu bạn cần đóng khi sử dụng dịch vụ vận chuyển chính ngạch của Order Chính Ngạch

Hiện nay, trên thị trường có nhất nhiều đơn vị vận chuyển chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam. Chúng tôi, Order Chính Ngạch tự hào là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực order, vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam với chi phí thấp nhất.

Bảng giá vận chuyển Orderchinhngach.com

Order Chính Ngạch đơn vị đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển Chính Ngạch bao thuế VAT. Khi bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn chỉ cần thanh toán cho chúng tôi đúng 1 loại phí duy nhất là phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam. 

* Với chính sách 3 bao của cúng tôi (BAO thuế VAT + BAO phí ủy thác + BAO phí mua hàng), không phí phát sinh.

Đảm bảo quý khách có một trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng dịch vụ của Order Chính Ngạch. Để biết thêm chi tiết hãy đến bảng giá của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 0379 379 361

Bài viết trên đay là của Order Chính Ngạch đã tổng hợp thông tin chi tiết về thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khi nhập khẩu hàng hóa. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể tìm đọc các văn bản pháp quy, quy định về loại thuế này.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết này chỉnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhập thêm nhiều văn bản luật mới để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.

►►► Xem thêm Taobao là gì? Vận chuyển Taobao tính phí như thế nào